Herbeauty Shop

Ăn Lành, Sống Xanh cùng Herbeauty

6 bước tự xây dựng thực đơn ăn kiêng nhanh chóng

Dù bạn đang cố gắng giảm cân hay cần cải thiện chế độ ăn uống để kiểm soát tình trạng sức khoẻ nào đó thì việc xây dựng thực đơn là một bước quan trọng giúp bạn dễ dàng đạt được mục tiêu của mình. Bài viết cung cấp các hướng dẫn chi tiết giúp bạn lập kế hoạch bữa ăn của riêng bạn từ nguồn thực phẩm đa dạng và sẵn có của Việt Nam.

Phân loại các nhóm thực phẩm chính sử dụng trong việc xây dựng thực đơn

Dự trên thành phần dinh dưỡng của thực phẩm, người ta phân thực phẩm thành 9 nhóm cơ bản sau. Các thực phẩm trong cùng nhóm sẽ tương đương nhau về giá trị dinh dưỡng và thành phần các chất dinh dưỡng. Vì vậy các thực phẩm trong cùng một nhóm có thể chuyển đổi cho nhau có giá trị dinh dưỡng tương đương.

    • Nhóm 1: ngũ cốc
    • Nhóm 2: trái cây
    • Nhóm 3: thịt / cá / trứng / đậu
    • Nhóm 4: sữa và chế phẩm từ sữa
    • Nhóm 5: dầu / mỡ / bơ
    • Nhóm 6: rau củ (trừ nấm và bí ngô)
    • Nhóm 7: thực phẩm ngọt (bánh, kẹo, sữa dách có đường)
    • Nhóm 8: các loại hạt, đậu

    Trong mỗi nhóm, người ta quy ước hàm lượng dinh dưỡng hoặc khối lượng cho một đơn vị chuyển đổi _ĐVCĐ. Số lượng trung bình các chất dinh dưỡng chứa trong 1 ĐVCĐ theo bảng sau:

     Nhóm Loại thực phẩmSố lượng trung bình các chất dinh dưỡng trong 1 ĐVCĐ
    Glucid(g)Protein(g)Lipid(g)Năng lượng (Kcal)
    Các thực phẩm chứa chủ yếu glucid
    Nhóm 1Ngũ cốc, khoai tây202090
     Khoai củ và sản phẩm chế biến từ khoai củ200080
    Nhóm 2Trái chín8245
    Nhóm 6Các loại rau (trừ nấm, bí ngô)42025
    Nhóm 7Đường (bánh, kẹo, sữa đặc có đường)50020
    Nhóm 8Các loại hạt, đậu (trừ đậu tương)2090120
    Các thực phẩm chứa chủ yếu Protein 
    Nhóm 3Thủy sản, các loại thịt, các loại trứng, pho mát 
     Béo ít (3a)072.550
     Béo trung bình (3b)07570
     Béo nhiều (3c)077.5100
     Béo rất nhiều (3d)0710120
    Nhóm 4Sữa và sản phẩm từ sữa  (không bao gồm pho mát)
     Tách béo (4a )107070
     Béo thấp (4b)107395
     Nguyên kem không đường (4c)1078140
     Nguyên kem thêm 5% đường (4d)2078180
    Các thực phẩm chứa chủ yếu Lipid
    Nhóm 5Dầu và mỡ, lạc, vừng00545
    (Tra cứu khối lượng trong một đơn vị thực phẩm tại https://www.hoidinhduongtre.org/chuyen-muc/tu-dien/)

    Xác định tỉ lệ các nhóm chất Glucid:Protid:Lipid trong khẩu phần ăn hằng ngày

    Đối với người bình thường, năng lượng từ glucid nên chiếm từ 55 – 60% tổng năng lượng. Năng lượng từ Protid chiếm từ 12 – 18% và Lipid từ 18 – 25% tổng năng lượng.

        • 1g glucid cung cấp 4 Kcal

        • 1g protid cung cấp 4 Kcal

        • 1g lipid cung cấp 9 Kcal

      Ví dụ: Nhu cầu năng lượng là 1821 kcal. Tỉ lệ Glucid (60%); Protid (15%); lipid (25%)

      –       Năng lượng do Glucid (G) cung cấp sẽ là:

      1821 kcal x 60% = 1092,6 kcal . Số gam G = 1092,6/4= 273,15 g

      –       Năng lượng do Protid (P) cung cấp sẽ là:

      1821 kcal x 15% = 273 kcal. Số gam P = 273/4 = 68,25g

      –       Năng lượng do Lipid (L) cung cấp sẽ là:

      1821 kcal x 25% = 455,25 kcal. Số gam L= 455,25/9 = 50,6g

      6 bước xây dựng thực đơn nhanh chóng

      Bước 1: Xác định số lượng đơn vị chuyển đổi Glucid trong 1 ngày

      Đầu tiên hãy liệt kê tất cả thực phẩm cung cấp Glucid (trừ gạo) từ rau xanh, quả chín, sữa, đường.

          • Rau nhu cầu khoảng 3 – 4 đơn vị / ngày

          • Trái cây: mỗi ngày có thể ăn 1 – 3 đơn vị / ngày

          • Sữa: số lượng và loại sữa phụ thuộc vào nhu cầu, thói quen ăn uống. Nếu được nên uống từ 1 – 2 đơn vị sữa trên ngày để cung cấp đủ nhu cầu canxi.

          • Đường: tùy theo tình trạng bệnh mà sử dụng số lượng đường cho phù hợp.

        Tính số ĐVCĐ rau, quả chín, sữa, đường 

        Nhóm thực phẩmSố ĐVCĐGlucid(g)Protid (g)Lipid (g)E (kcal)
        Rau (nhóm 6)34 x32 x375
        Quả chín (nhóm 2)28 x22 x290
        Sữa(nhóm 4c)110 x17 x18 x1140
        Đường (nhóm 7)00
         Tổng   =38178305

        Bước 2: Tính số ĐVCĐ gạo (1 ĐVCĐ glucid = 20g glucid ):

        Lấy lượng glucid đã tính toán theo nhu cầu trừ đi tổng lượng glucid  từ rau quả chín, sữa và đường. Rồi chia số lượng glucid còn lại cho 20g glucid (tương đương với lượng glucid trong 1 đơn vị chuyển đổi gạo).

        273,15g (nhu cầu G) – 38g (tổng G của các thực phẩm trên) = 231,15 / 20 = 11,7 số ĐVCĐ gạo, làm tròn 12

        Nhóm TPSố ĐVCĐGlucid(g)Protid (g)Lipid (g)E (kcal)
        Gạo (nhóm 1)11,520 x122 x121080

        Bước 3: Tính số ĐVCĐ Protein (1 ĐVCĐ protid = 7g protid )

        Lấy số Protid đã tính theo nhu cầu trừ đi tổng lượng Protid cho các nhóm trên. Chia kết quả trên cho 7g ( mỗi ĐVCĐ thịt, cá, trứng cung cấp 7g Protein). Nên dùng ĐVCĐ thịt, cá có chất béo trung bình, đối với người cần phải hạn chế chất béo thì nên chọn ĐVCĐ thịt, cá có chất béo thấp.

        68,25g (nhu cầu P) – 17 – 24 (tổng số P đã tính của các phần trên) = 27,25/7 = 3,89 đơn vị chuyển đổi thịt, làm tròn 4 ĐVCĐ

        Nhóm TPSố ĐVCĐGlucid(g)Protid (g)Lipid (g)E (kcal)
        Thịt, nhóm 3a27 x22.5 x2100
        Thịt, nhóm 3b27 x25 x2140
         Tổng = 2815240

        Bước 4: Tính số chuyển đổi Lipid (1 ĐVCĐ lipid = 5 lipid )

        Lấy số lipid đã tính theo nhu cầu trừ đi số lipid đã tính từ các nhóm thực phẩm trên và chia cho 5

        50,6g (nhu cầu Lipid) – 15 – 8 = 25/5 = 5,52 ĐVCĐ chất béo, làm tròn thành 5

        Nhóm TPSố ĐVCĐGlucid(g)Protid (g)Lipid (g)E (kcal)
        Chất béo(nhóm 5)55 x5225

        Bước 5: Phân bố thực phẩm cho các bữa trong ngày

        Tổng số ĐVCĐ của từng nhóm thực phẩm trong thực đơn này bao gồm:

        Nhóm TPSố ĐVCĐE (kcal)
        Rau (nhóm 6)375
        Quả chín (nhóm 2)290
        Sữa(nhóm 4c)1140
        Gạo 121080
        Thịt, nhóm 3a2100
        Thịt, nhóm 3b2140
        Chất béo(nhóm 5)5225
        Tổng năng lượng1850

        Dựa vào đó ta tiến hành phân bổ các nhóm thực phẩm cho các bữa ăn trong ngày gồm 3 bữa chính và 3 bữa phụ như sau:

        Nhóm thực phẩmĐơn vịSángPhụ sángTrưaPhụ chiềuTốiPhụ Tối
        Sữa tươi không đường1     1
        Rau31 1 1 
        Trái cây2 1 1  
        Đường0      
        Ngũ cốc11,522323 
        Thịt/cá/trứng       
         Béo ít31   2 
        Béo TB2  2   
        Béo nhiều0      
        Béo rất nhiều0      
        Dầu mỡ5      

        Thực đơn mẫu

        Sáng : Bánh mì ốp la

            • 2 lát bánh mì sandwish ( 2 đv glucid)

            • 1 quả trứng gà ốp la ( 1 đv protid)

            • ¼ quả cà chua + ½ quả dưa leo (1 đv rau)

          Phụ sáng

              • 80g dâu tây _7 quả (1 đv trái cây)

              • 1 trái bắp luộc (2 đv glucid)

            Trưa

                • Cơm: 1,5 chén cơm (3 đv glucid)

                • Thịt bò xào hành tây: thịt bò 66g (2 đv protid) + 1/2 củ hành tây

                • 2/3 chén rau luộc (1 đv rau)

              Phụ chiều

                  • 1 củ khoai lang ( 2 đv glucid)

                  • ¼ trái thanh long (1 đv trái cây)

                Tối 

                    • Cơm : 1.5 chén (3 đv glucid)

                    • Đậu hũ sốt cà chua: 60g đậu hũ (1 đv protid) + ½ quả cà chua

                    • Canh bầu thịt bằm: 1 khúc bầu 80g (1 đv rau) + 1 muỗng cà phê thịt bằm 30g (1 đv protid)

                  Trả lời

                  Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

                  0937193310
                  Liên hệ