Herbeauty Shop

Ăn Lành, Sống Xanh cùng Herbeauty

Nếu ví cơ thể con người như một động cơ thì muốn động cơ hoạt động cần phải có năng lượng. Năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của chúng ta như:

  • Hoạt động của cơ bắp.
  • Hoạt động sống trao đổi chất của các tế bào.
  • Duy trì trạng thái tích điện (ion) ở màng tế bào. 
  • Duy trì thân nhiệt.
  • Quá trình tổng hợp ra các phân tử, tế bào mới

Đơn vị đo năng lượng là kilocalo (kcal hoặc C) là năng lượng cần thiết để làm nóng 1 gam nước lên 1oC. Thực phẩm là nguồn cung cấp năng lượng. Thực phẩm có chứa glucid, lipid, protid thì khi đốt sẽ sinh ra năng lượng. 1 gam protein cung cấp 4 kcal, 1 gam glucid cung cấp 4 kcal và 1 gam lipid cung cấp 9 kcal. 

Cách tính nhu cầu năng lượng( NCNL) cho người trưởng thành:

Công thức tính nhu cầu năng lượng người trưởng thành

Nhu cầu năng lượng dùng cho chuyển hoá cơ bản (CHCB)

Năng lượng cho chuyển hóa cơ bản (CHCB) là năng lượng cơ thể tiêu hao trong điều kiện nghỉ ngơi, không tiêu hoá, không vận cơ, không điều nhiệt. Đó là nhiệt lượng cần thiết để duy trì các chức phận sống của cơ thể như tuần hoàn, hô hấp, bài tiết, thân nhiệt.

Bảng: Công thức tính CHCB_chuyển hoá cơ bản dựa vào cân nặng (W) theo công thức của WHO_Tổ chức Y tế Thế giới

Nhóm tuổi (năm)Chuyển hoá cơ bản_CHCB (kcal/ngày)
NamNữ
0– 3
3 – 10
10 – 18
18 – 30
30 – 60
Trên 60
60,9 W – 54
22,7 W + 495
17,5 W + 651
15,3 W + 679
11,6 W + 879
13,5 W + 487
61,0 W – 51
22,5 W + 499
12,2 W + 746
14,7 W + 496
8,7 W + 829
10,5 W + 596

Tuy nhiên, thông thường chúng ta có thể ước lượng năng lượng chuyển hóa cơ bản theo công thức đơn giản, dễ nhớ dựa trên cân nặng như sau :

CHCB = 1 kcal x W(kg) x 24

Nhu cầu năng lượng dùng cho hoạt động thể lực

Nhu cầu năng lượng dùng cho hoạt động thể lực hay còn gọi là chỉ số hoạt động (CSHĐ) là năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động có ý thức của cơ thể. Hoạt động càng nặng thì mức tiêu hao năng lượng càng cao. Dựa vào cường độ lao động, người ta phân lao động thành các mức độ nặng, trung bình và nhẹ.

Bảng : Chỉ số hoạt động (CSHĐ) tương ứng với mỗi mức độ lao động như sau:

Loại lao độngNamNữ
Lao động nhẹ
Lao động trung bình
Lao động nặng
1,55
1,78
2,10
1,56
1,61
1,82
*Lao động nhẹ : nhân viên văn phòng, lao động trí óc, nội trợ, giáo viên…
*Lao động trung bình: công nhân xây dựng, nông dân, quân nhân, sinh viên…
*Lao động nặng: một số nghề nông nghiệp và công nghiệp nặng, nghề mỏ, vận động viên thể thao, quân nhân thời kỳ luyện tập…

Nhu cầu năng lượng tiêu hao do luyện tập thể dục-thể thao

Năng lượng tập luyện (E_luyện tập) là năng lượng cung cấp cho quá trình tập luyện thể dục thể thao (nếu có). E_luyện tập củng chia thành các mức độ nhẹ, trung bình và nặng

  • Luyện tập nặng (400Kcal): Chạy bộ nhanh, bơi lội, chạy xe đạp 30-35km/h, boxing, tập võ; 
  • Luện tập trung bình (300Kcal): Cầu lông, bóng rổ, tennis, bóng chuyền; 
  • Nhẹ (200Kcal): đi bộ, yoga, golf…

Nhu cầu năng lượng cần cho nhu cầu đặc biệt của cơ thể

Năng năng lượng cần cho nhu cầu đặc biệt của cơ thể (E_đặc biệt) như :

Mang thai:

  • 3 tháng đầu: + 50kcal
  • 3 tháng giữa: + 250 Kcal
  • 3 tháng cuối: + 450 Kcal
  • Cho con bú: + 500 Kcal

Bệnh lý:

  • Sốt: + 10% CHCB
  • Nhiễm trùng: +10-30% CHCB
  • Bệnh lý nặng: +50-70% CHCB, 
  • Bỏng: +90-110% CHCB 

Thực hành tính nhu cầu năng lượng

Ví dụ: Tính nhu cầu năng lượng của anh A 25 tuổi, cân nặng 65 kg, chiều cao 1,7m. Nghề nghiệp nhân viên văn phòng. Chạy bộ nhanh 1 giờ/ ngày. 

  • CHCB = 65 x 1 Kcal x 24
  • CSHĐ = 1.55 (nam, lao động nhẹ)
  • E _luyện tập = 400Kcal (chạy bộ nhanh => luyện tập nặng)
  • E_đặc biết = 0 (tình trạng cơ thể bình thường)

Như vậy nhu cầu năng lượng _NCNL của anh A là:

NCNL = 65 x 24 x 1.55 + 400 + 0 = 2818 Kcal

Tính nhu cầu năng lượng cho trẻ em

Đối với trẻ em dưới 1 tuổi, nhu cầu năng lượng có thể tính dựa trên cân nặng và tháng tuổi của trẻ. WHO/UNICEF (1998) đã đưa ra nhu cầu khuyến nghị cho trẻ ở độ tuổi này như sau:

Nhóm tuổiNhu cầu (Kcal/kg/ngày)Nhu cầu (Kcal/ngày)
0 – 288404
3 – 582550
6 – 883682
9 – 1189830

Tỉ lệ phân bố năng lượng cho các nhóm thực phẩm hàng ngày

Phân bổ năng lượng cho các chất dinh dưỡng sinh năng lượng cần đảm bảo mức kết hợp tối ưu giữa các chất sinh năng lượng, tỷ lệ năng lượng do đạm cung cấp chiếm 12 – 14%, mỡ chiếm 20 – 30%, và chất đường bột chiếm 56 – 68% tổng số năng lượng cả ngày. 

Nhóm chất dinh dưỡng

Giả sử tỉ lệ giữa các chất dinh dưỡng (bột đường –  đạm – béo) của anh A trong ví dụ trên với tình trạng sức khỏe bình thường là 60:15:25 thì ta tính được năng lượng tương ứng như sau:

  • Chất bột đường : 2818 * 60% = 1690,8 kcal/ngày (~ 422,7 g/ngày).

Với 1g tinh bột cung cấp 4 kcal

  • Chất đạm : 2818 * 15% = 422,7 kcal/ngày (~ 105,7 g/ngày) => chất đạm thực 70% (73,9g/ngày) và chất đạm động vật 30% (31,7g/ngày).

Với 1g đạm cung cấp 4 kcal

  • Chất béo: 2818 * 25% = 704,5 kcal/ngày (~ 78,3g/ngày).

Với 1g đạm cung cấp 9 kcal

Hướng dẫn chi tiết để xây dựng thực đơn phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng tại đây.

Hi vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn biết cách tính nhu cầu năng lượng và cách phân bổ các chất dinh dưỡng cho bữa ăn hàng ngày một cách hợp lý để luôn tươi trẻ và khỏe mạnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0937193310
Liên hệ